Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (Trọn Bộ 2 Tập)
Tác giả: La Quán Trung
Dịch giả: Tử Vi Lang
Lời bình: Mao Tôn Cương
Download Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF
Tập 1: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 2: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 3: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 4: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 5: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 6: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 7: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 8: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tác giả: La Quán Trung
Dịch giả: Tử Vi Lang
Lời bình: Mao Tôn Cương
NXB Văn Hoá Thông Tin 2010
Bìa Cứng
Bìa Cứng
3200 trang
Tam quốc chí diễn nghĩa là một trong số những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh xuất sắc nhất mà lịch sử văn học thế giới ghi nhận. Cuốn sách mở màn cho dòng tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử.
Nhà phê bình lỗi lạc của Trung Quốc sống vào cuối đời Minh đầu đời Thanh là Kim Thánh Thán sau khi duyệt qua các trước tác cổ kim đã xếp hạng các sách văn chương giá trị nhất thành "lục tài tử" theo thứ tự lần lượt như sau:
Nam Hoa Kinh của Trang Tử
Sử Ký của Tư Mã Thiên
Ly Tao của Khuất Nguyên
Luật Thi của Đỗ Phủ
Thủy Hử của Thi Nại Am
Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ
Thế mà đến khi đọc được Tam quốc chí diễn nghĩa, cuốn sách mà "phần tự sự xuất sắc hơn cả Sử Ký, phần văn thơ hay không kém Tây Sương" đã phải "thích thú mà khen rằng: Suy đi nghĩ lại, đệ nhất tài tử thư quả là Tam quốc chí diễn nghĩa."
Non 1 thế kỷ là khoảng thời gian diễn ra trong Tam quốc chí diễn nghĩa, khởi đi từ Hán Linh Đế (công lịch 184) và, kết thúc ở Tấn Vũ Đế (công lịch 280). Trung Quốc từ quốc gia một triều đại chuyển sang trạng thái phân tranh giữa 3 nước độc lập về chính quyền rồi lại chuyển về trạng thái nhất thống dưới 1 triều đại mới. 3 quốc gia đó bao gồm: Ngụy quốc đại diện bởi tập đoàn thống trị Tào Tháo, Ngô quốc kiến lập bởi tập đoàn Tôn Quyền và Thục quốc cai trị bởi tập đoàn Lưu Bị.
Tác phẩm được kể rất khéo: tác giả không khởi đầu truyện ở chỗ ba nước đã chiếm riêng ba phần, chân vạc thiên hạ đã thành, mà tác giả khởi đầu kể từ lúc hoàng đế nhà Hán còn cai trị cả bốn phương, rồi mở mối dần dần, làm cho độc giả thấy rõ nguyên nhân và những nhân vật đã góp phần tạo ra thế "chia ba". Tác phẩm gồm có 119 hồi, có thể tạm chia thành ba phần:
33 hồi đầu (hồi 1-33) thuật chuyện thời Hán mạt trong triều hoạn quan lộng hành, ngoài nội giặc giã binh đao, hảo hán anh hùng bốn phương khởi sự. Phe Tào Tháo dần dần lớn mạnh hùng cứ một phương.51 hồi giữa (hồi 34-85) thuật chuyện Lưu Bị với sự phò trợ của quân sư Khổng Minh cùng các nghĩa đệ Quan Vân Trường, Trương Phi, hiền tướng Triệu Vân… tự gánh trách nhiệm trung hưng Hán triều, từng bước dựng nên Thục quốc, hình thành cục thế thiên hạ chia ba.
35 hồi cuối (hồi 86-120) thuật chuyện ba nước sau bao năm nghiệp lớn tranh thiên hạ đời cha anh bất toại đến đời em đời con vẫn bất thành, dần dần suy vong. Cuối cùng cha con nhà họ Tư Mã cướp quyền nhà Ngụy nhất thống giang sơn, dựng nên triều Tấn.
Tác giả La Quán Trung đã dùng cái kỳ diệu của văn chương mà ghi lại cái kỳ diệu của sự việc, lại không xuyên tạc, chỉ đem sự có thực chắp nối lại thành thứ tự đầu đuôi. Đây là điều kỳ lạ chưa từng thấy trong nhân sự kim cổ. Và cuối cùng, sách này bậc học sĩ thượng lưu trí thức đọc đến phải thích thú, mà người làng quê xóm nhỏ, ít học đọc đến cũng thích thú. Anh hùng hào kiệt đọc mà thích thú. Tục tử phàm phu đọc đến cũng thích thú!
Trong bản dịch này, Tử Vi Lang có chú thích thêm khá nhiều và có phần lời bình của Mao Tôn Cương trong Thánh Thán Ngoại Thư.
Sách có nhiều tranh minh họa vẽ theo lối cổ điển (có lẽ) được lấy từ các bản in cũ của Trung Quốc thời Minh Thanh, có nhiều bản đồ các trận đánh hơn bản của Phan Kế Bính, các bài thơ đều có phần nguyên văn ngoài phần dịch thơ.
Tam quốc chí diễn nghĩa là một trong số những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh xuất sắc nhất mà lịch sử văn học thế giới ghi nhận. Cuốn sách mở màn cho dòng tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử.
Nhà phê bình lỗi lạc của Trung Quốc sống vào cuối đời Minh đầu đời Thanh là Kim Thánh Thán sau khi duyệt qua các trước tác cổ kim đã xếp hạng các sách văn chương giá trị nhất thành "lục tài tử" theo thứ tự lần lượt như sau:
Nam Hoa Kinh của Trang Tử
Sử Ký của Tư Mã Thiên
Ly Tao của Khuất Nguyên
Luật Thi của Đỗ Phủ
Thủy Hử của Thi Nại Am
Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ
Thế mà đến khi đọc được Tam quốc chí diễn nghĩa, cuốn sách mà "phần tự sự xuất sắc hơn cả Sử Ký, phần văn thơ hay không kém Tây Sương" đã phải "thích thú mà khen rằng: Suy đi nghĩ lại, đệ nhất tài tử thư quả là Tam quốc chí diễn nghĩa."
Non 1 thế kỷ là khoảng thời gian diễn ra trong Tam quốc chí diễn nghĩa, khởi đi từ Hán Linh Đế (công lịch 184) và, kết thúc ở Tấn Vũ Đế (công lịch 280). Trung Quốc từ quốc gia một triều đại chuyển sang trạng thái phân tranh giữa 3 nước độc lập về chính quyền rồi lại chuyển về trạng thái nhất thống dưới 1 triều đại mới. 3 quốc gia đó bao gồm: Ngụy quốc đại diện bởi tập đoàn thống trị Tào Tháo, Ngô quốc kiến lập bởi tập đoàn Tôn Quyền và Thục quốc cai trị bởi tập đoàn Lưu Bị.
Tác phẩm được kể rất khéo: tác giả không khởi đầu truyện ở chỗ ba nước đã chiếm riêng ba phần, chân vạc thiên hạ đã thành, mà tác giả khởi đầu kể từ lúc hoàng đế nhà Hán còn cai trị cả bốn phương, rồi mở mối dần dần, làm cho độc giả thấy rõ nguyên nhân và những nhân vật đã góp phần tạo ra thế "chia ba". Tác phẩm gồm có 119 hồi, có thể tạm chia thành ba phần:
33 hồi đầu (hồi 1-33) thuật chuyện thời Hán mạt trong triều hoạn quan lộng hành, ngoài nội giặc giã binh đao, hảo hán anh hùng bốn phương khởi sự. Phe Tào Tháo dần dần lớn mạnh hùng cứ một phương.51 hồi giữa (hồi 34-85) thuật chuyện Lưu Bị với sự phò trợ của quân sư Khổng Minh cùng các nghĩa đệ Quan Vân Trường, Trương Phi, hiền tướng Triệu Vân… tự gánh trách nhiệm trung hưng Hán triều, từng bước dựng nên Thục quốc, hình thành cục thế thiên hạ chia ba.
35 hồi cuối (hồi 86-120) thuật chuyện ba nước sau bao năm nghiệp lớn tranh thiên hạ đời cha anh bất toại đến đời em đời con vẫn bất thành, dần dần suy vong. Cuối cùng cha con nhà họ Tư Mã cướp quyền nhà Ngụy nhất thống giang sơn, dựng nên triều Tấn.
Tác giả La Quán Trung đã dùng cái kỳ diệu của văn chương mà ghi lại cái kỳ diệu của sự việc, lại không xuyên tạc, chỉ đem sự có thực chắp nối lại thành thứ tự đầu đuôi. Đây là điều kỳ lạ chưa từng thấy trong nhân sự kim cổ. Và cuối cùng, sách này bậc học sĩ thượng lưu trí thức đọc đến phải thích thú, mà người làng quê xóm nhỏ, ít học đọc đến cũng thích thú. Anh hùng hào kiệt đọc mà thích thú. Tục tử phàm phu đọc đến cũng thích thú!
Trong bản dịch này, Tử Vi Lang có chú thích thêm khá nhiều và có phần lời bình của Mao Tôn Cương trong Thánh Thán Ngoại Thư.
Sách có nhiều tranh minh họa vẽ theo lối cổ điển (có lẽ) được lấy từ các bản in cũ của Trung Quốc thời Minh Thanh, có nhiều bản đồ các trận đánh hơn bản của Phan Kế Bính, các bài thơ đều có phần nguyên văn ngoài phần dịch thơ.
Download Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF
Tập 1: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 2: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 3: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 4: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 5: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 6: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 7: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror
Tập 8: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quáng Trung - Tử Vi Lang. PDF or mirror