Nhật Ký Nguyễn Huy Tưởng (Bộ 3 Tập)
Biên soạn: Nguyễn Huy Thắng
NXB Kim Đồng 2016
Số trang: 592 + 404 + 428
Download Nhật Ký Nguyễn Huy Tưởng - Tập 1 - Đến Với Văn Chương Và Cách Mạng.docx
Download Nhật Ký Nguyễn Huy Tưởng - Tập 2 - Những Năm Kháng Chiến.docx
Download Nhật Ký Nguyễn Huy Tưởng - Tập 3 - Nghệ Sĩ Và Kháng Chiến.docx
Biên soạn: Nguyễn Huy Thắng
NXB Kim Đồng 2016
Số trang: 592 + 404 + 428
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là tác giả của tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô , kịch Vũ Như Tô và các truyện thiếu nhi đặc sắc, như Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng... Đồng thời ông cũng là một người viết nhật ký chuyên tâm. Ông từng chia sẻ trong chính những trang nhật ký của mình: “Phàm kẻ học trò nên tập cách viết Nhật ký.
Nhật ký là cuốn sách chân thật hơn cả mọi các sách mà cũng rộng rãi tự nhiên hơn các sách khác” (nhật ký ngày 10-11-1933). Những trang nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng được ông viết gần như liên tục, từ khi 18 tuổi cho đến không lâu trước khi qua đời. Đó là những trang viết đầy tâm huyết của một người cha khao khát đóng góp với đất nước và cách mạng bằng ngòi bút của mình; là cuộc đời riêng tư của một cá nhân nhưng qua đó cũng cho thấy phần nào bối cảnh đất nước và đời sống văn học trong suốt những năm 1930-60 với bản lề là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử. Chính vì thế, ngay từ khi ra đời, bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã được nhiều bạn đọc, đặc biệt là những người yêu văn chương quan tâm tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu.
Nhật ký là cuốn sách chân thật hơn cả mọi các sách mà cũng rộng rãi tự nhiên hơn các sách khác” (nhật ký ngày 10-11-1933). Những trang nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng được ông viết gần như liên tục, từ khi 18 tuổi cho đến không lâu trước khi qua đời. Đó là những trang viết đầy tâm huyết của một người cha khao khát đóng góp với đất nước và cách mạng bằng ngòi bút của mình; là cuộc đời riêng tư của một cá nhân nhưng qua đó cũng cho thấy phần nào bối cảnh đất nước và đời sống văn học trong suốt những năm 1930-60 với bản lề là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử. Chính vì thế, ngay từ khi ra đời, bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã được nhiều bạn đọc, đặc biệt là những người yêu văn chương quan tâm tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu.
Ngày 8/4, tại Hà Nội, NXB Kim Đồng đã ra mắt bộ “Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng” dày gần 1.500 trang, khổ lớn, gồm 3 tập: Tập 1: Đến Với Văn Chương Và Cách Mạng. Tập 2: Những Năm Kháng Chiến. Tập 3: Nghệ Sĩ Và Công dân.
Đây là bộ sách đã ra mắt lần đầu tiên năm 2006. Sau 10 năm, ấn bản mới này công bố thêm nhiều trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết trong khoảng thời gian gần một năm trước và sau ngày Toàn quốc kháng chiến, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhận trách nhiệm đưa đoàn văn nghệ sĩ lên chiến khu đánh giặc bằng vũ khí văn nghệ của mình. Những trang nhật kí bổ sung đợt này nằm trong cuốn sổ nhật kí nhỏ nhất (trong khoảng 40 cuốn sổ nhật kí của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng).
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng trước hết là nguồn tài liệu quan trọng về cả một thời kỳ lịch sử với tất cả những biến động dồn dập của dân tộc và những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn lúc bấy giờ đã được nhà văn tỉ mỉ ghi chép lại. Bên cạnh những trang viết về thời cuộc là những trang viết về con người cá nhân, những khía cạnh riêng tư trong cuộc sống của nhà văn, tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của nhà văn.
Đọc nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, người đọc sẽ dễ dàng hình dung ra một con người giàu nhiệt huyết và đầy tình cảm... Qua những trang nhật ký này không chỉ giúp hiểu sâu thêm về cuộc đời và những tâm tư tình cảm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà còn giúp bạn đọc có thêm những tư liệu quý giá về một giai đoạn lịch sử của dân tộc, khi cả nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến gian khổ để giành độc lập, tự do cho đất nước.
Ông Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - người biên soạn bộ sách cho biết, những trang nhật kí bổ sung đợt này nằm trong cuốn sổ nhật kí nhỏ nhất (trong khoảng 40 cuốn sổ nhật kí của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng), chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, bìa cứng.
Đọc nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, người đọc sẽ dễ dàng hình dung ra một con người giàu nhiệt huyết và đầy tình cảm... Qua những trang nhật ký này không chỉ giúp hiểu sâu thêm về cuộc đời và những tâm tư tình cảm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà còn giúp bạn đọc có thêm những tư liệu quý giá về một giai đoạn lịch sử của dân tộc, khi cả nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến gian khổ để giành độc lập, tự do cho đất nước.
Ông Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - người biên soạn bộ sách cho biết, những trang nhật kí bổ sung đợt này nằm trong cuốn sổ nhật kí nhỏ nhất (trong khoảng 40 cuốn sổ nhật kí của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng), chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, bìa cứng.
Những trang nhật ký mới tìm thấy nằm trong khoảng thời gian gần một năm trước và sau ngày Toàn quốc kháng chiến, khi nhà văn nhận trách nhiệm đưa đoàn văn nghệ sĩ lên chiến khu đánh giặc bằng vũ khí văn nghệ của mình.
Những trang nhật ký này không chỉ giúp hoàn thiện bức chân dung về một nhà văn dấn thân, nhập cuộc, mà còn giúp bạn đọc có thêm những tư liệu quý giá về một giai đoạn lịch sử của dân tộc, khi cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến gian khổ để giành độc lập.
“Phương châm khi xuất bản nhật ký là công bố tất cả những gì có thể công bố được. Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng là một bộ phận cấu thành sự nghiệp của ông. Nhật ký giúp cho người đọc hiểu hơn về ông, hiểu hơn thời của ông, giúp tham chiếu vào đời sống”, ông Nguyễn Huy Thắng nói.
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng cũng phản ảnh cuộc đời sáng tác của tác giả “Vũ Như Tô”, “Đêm hội Long Trì”… Đọc gần 1.500 trang sách, độc giả và những nhà nghiên cứu có thể hiểu hơn về quá trình thai nghén, hình thành, sửa chữa tác phẩm. Thậm chí, qua Nhật ký, chúng ta có thể biết chính xác ông hoàn thành cuốn “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ngày 12-5-1960.
Những trang nhật ký này không chỉ giúp hoàn thiện bức chân dung về một nhà văn dấn thân, nhập cuộc, mà còn giúp bạn đọc có thêm những tư liệu quý giá về một giai đoạn lịch sử của dân tộc, khi cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến gian khổ để giành độc lập.
“Phương châm khi xuất bản nhật ký là công bố tất cả những gì có thể công bố được. Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng là một bộ phận cấu thành sự nghiệp của ông. Nhật ký giúp cho người đọc hiểu hơn về ông, hiểu hơn thời của ông, giúp tham chiếu vào đời sống”, ông Nguyễn Huy Thắng nói.
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng cũng phản ảnh cuộc đời sáng tác của tác giả “Vũ Như Tô”, “Đêm hội Long Trì”… Đọc gần 1.500 trang sách, độc giả và những nhà nghiên cứu có thể hiểu hơn về quá trình thai nghén, hình thành, sửa chữa tác phẩm. Thậm chí, qua Nhật ký, chúng ta có thể biết chính xác ông hoàn thành cuốn “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ngày 12-5-1960.
Download Nhật Ký Nguyễn Huy Tưởng - Tập 2 - Những Năm Kháng Chiến.docx
Download Nhật Ký Nguyễn Huy Tưởng - Tập 3 - Nghệ Sĩ Và Kháng Chiến.docx