Hồi Ký Trần Văn Giàu - Trần Văn Giàu

GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trần Văn Giàu (6 tháng 9, 1911 – 16 tháng 12, 2010 là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam.

Ông sinh ngày 11 tháng 9 năm 1911, quê quán tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có. Trong gia đình, ông có tên là Mười Ký , tuy nhiên nhiều người biết ông với tên Sáu Giàu. Do điều kiện gia đình, năm 1926, ông lên Sài Gòn, theo học tại trường Chasseloup Laubat. Năm 1928, sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse với lời hứa “mang về hai bằng tiến sĩ”.

Tháng 3 năm 1929, ông xin gia nhập, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và tham gia tích cực các phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse. Tháng 5 năm 1930, ông được công nhân và du học sinh Việt Nam ở Toulouse cử làm đại biểu lên Paris tham gia biểu tình trước dinh tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Yên Bái. Do việc này, ông bị cảnh sát bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis, sau đó ông bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước.


Lời tác giả: 

Tôi viết tập “hồi ký” này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện “không lấy gì làm hay”, buồn nữa là khác. Nhưng vài ba anh em Long An, không xin phép tôi, tự ý đánh máy thêm mấy bản, chỉ giao lại cho tôi hai bản, họ giữ mấy bản tôi không biết, nhưng tôi được biết họ đã chuyền tay đọc khá rộng. Nhiều bạn bảo tôi cứ phát hành tập hồi ký này đi. Tôi không ưng. Có lý do. Tôi thấy rằng không ít hồi ký đã được in ấn kể sự việc rất hay mà cũng chen vào một ít điều hoặc tác giả bịa hoặc lúc nghe kể đã thất thiệt. Viết hồi ký trước hết là viết những điều mình mắt thấy tai nghe và tự làm là chính, mà viết về mình thì dễ “chủ quan”: bớt cái dở thêm cái hay là điều khó tránh khỏi; tôi ngập ngừng khi định viết hồi ký là vì vậy. Nhưng có một số việc, nếu mình không kể lại thì không ai biết, không ai nhớ, không ai viết, không ai làm sáng tỏ cho mình bằng mình. Thành ra viết hồi ký vừa là đóng góp sử liệu vừa là yên ủi mình. Trong lịch sử dù là lịch sử của một khoảng đời ngắn ngủi, mình chỉ là một tiếng của ngàn trùng ngọn sóng trên biển sôi động: ghi lại một tiếng, thật ra có nghĩa lý gì lớn lắm đâu, có thêm bớt gì lắm đâu? Nhiều lắm thì làm cho một số người mất thì giờ đọc, hay mất tiền mua. “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian? Năm trăm năm sau cách mạng tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp. Cho nên, viết hồi ký này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau mình biết được rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm ở đời, đã sống có nhân cách. Thế là đủ. Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm. Tôi viết “Lời nói đầu” này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba. 

Download Hồi Ký Trần Văn Giàu - Trần Văn Giàu.Epub

Download Hồi Ký Trần Văn Giàu - Trần Văn Giàu.Mobi

Download Hồi Ký Trần Văn Giàu - Trần Văn Giàu.PDF
  mail.com