Lịch Sử Thế Giới Trung Đại - Nguyễn Gia Phu

Lịch Sử Thế Giới Trung Đại
Tác giả: Nguyễn Gia Phú, Nguyễn Văn ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La

NXB Giáo dục 2008
Số trang: 400

GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Các nhà sử học mác – xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là năm 746, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Còn sự kiện đánh dấu sự kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thời kỳ cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642.


Cuốn lịch sử thế giới trung đại này được cấu tạo làm hai phần :
Phần thứ nhất : Các nước Tây Âu
Phần thứ hai : Các nước phương Đông…

Vài chương tóm dẫn :

Ở phương Tây, Trung đại hay Trung cổ là thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn lịch sử nằm giữa hai thời kì cổ đại và cận đại được các nhà nhân văn chủ nghĩa Italia nêu ra đầu tiên vào thế kỉ 16, sang thế kỉ 17 được nhà sử học Đức Crixtôphơ Kenlơ vận dụng để chia tác phẩm “Lịch sử thế giới” của ông thành 3 phần: cổ đại, trung đại và cận đại. Đến thế kỉ 18, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến ở phương Tây. Tuy сáс học giả đã nhất trí cho rằng trung đại là giai đoạn ở giữa cổ đại và cận đại nhưng thời kì lịch sử này mở đầu và kết thúc vào lúc nào thì ỷ kiến có khác nhau, vể mốc mở đẩu, người ta chủ trương dựavào các sự kiện lịch sử như các hoàng đế Rôma chết, ví như hoàng đế Đômixiêng chết năm 96, đế quốc Tây Rôma diệt vong (476), giáo hoàng Grêgoa l lên ngôi (590), người A Rập chiếm Gíêrudalem (638), Sáclơmanhơ đưọc tấn phong làm hoàng đế (800) v.v… Về mốc kết thúc, người ta căn cứ vào các sự kiện như đế quốc Đông Rôma diệt vong (1453), Crixtôphơ Côlômbô tìm ra châu Mĩ (1492), năm bắt đầu của phong trào cải cách tôn giáo ở Đức (1517). v.v… Rõ ràng là hầu hết những thời điểm được nêu ra ở trên đều không có ý nghĩa vạch thời đại.

Các sử gia Mác-xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Còn sự kiện đánh dấu sự kết thúc thời trung đại và mở đẩu cho thời kì cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642.

Như trên đã nói, nội dung của lịch sử trung đại là lịch sử chế độ phong kiến, 1 chế độ xã hội phổ biến nhất trong lịch sử loài người. Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến là một từ chuyển ngữ từ chữ féodalité hoặc feodalisme, 1 chữ bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là lãnh địa cha truyền con nối. Ở Trung Quốc thời Tây Chu cũng có chế độ vua Chu đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là “phong kiến thân thích”. Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Tây Ẩu nên người ta đã dùng chữ phong kiến để dịch chữ féodalité. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó.

Vậy thì bản chất của chế độ phong kiến là gì ? Đó là một hình thái kinh tế xã hội trong đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hầu hết ruộng đất trong xã hội, còn giai cấp nông dân thì bị mất ruộng đất và bị biến thành nông nô. Trên cơ sở ấy, giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột nông dân bằng địa tô và các hình thức cưỡng bức siêu kinh tế khác.

Ở Tây Âu, địa tô có 3 hình thức là tô lao dịch, tô sản phẩm và tô tiền. Riêng với hình thức tô lao dịch, mỗi hộ nông dân được lãnh chúa của mình giao cho một mảnh đất để làm ăn sinh sống, nhưng họ có nghĩa vụ mỗi tuần phải đem theo súc vật và nông cụ đến làm việc trên ruộng đất của chủ từ 3 – 4 ngày. Trong thời kì đầu của thời trung đại, hình thức địa tô này áp dụng phổ biến nhất ở Tây Âu. Về sau khỉ nền kinh tế hàng hoá phát triển, các hình thức địa tô khác (gọi chung là tô đại dịch) mới dần thay thế tô lao dịch. Sự thay đổi hình thức địa tô ko làm giảm bớt tỉ lệ bóc lột, nhưng đã nới lỏng sự quản lí của chủ đối với nông nô.

Ngoài việc bắt nông nô phải nộp địa tô cho mình, giai cấp phong kiến còn buộc chặt nông dân vào mảnh đất được chia hết đời này sang đời khác và có quyền can thiệp vào nhiều mặt trong đời sống của họ.

Lịch sử trung đại phương Tây kéo dài 12 thế kỉ (từ thế kỉ 5- 12), trong đó căn cứ theo tiến trình của chế độ phong kiến có thể chia thành ba thời kì là sơ kì, trung kì và mạt kì.

Thời sơ kì trung đại kéo dài từ thế kỉ V – X là thời kì hình thành chế độ phong kiến. Trong thời kì này, trên cơ sở diệt vong của đế quốc Tây Rôma, nhiều vương quốc mới đã ra đời, trong số đó tiêu biêu nhất là vương quốc Frăng. Ở các quốc gia này, hầu hết ruộng đất trong xã hội dần dẩn tập trung vào tay giai cấp phong kiến thế tục và Giáo hội và biến thành những lãnh địa truyền từ đời này sang đời khác. Đồng thời đây cũng là quá trình nông nô hoá nông dận và trang viên hoá nền kinh tế trong nước.

Thời trung kì trung đại kéo dài từ thế kỉ XI – XV là thời kì phát triển của chế độ phong kiến. Trong thời kì này, chế độ nông nô càng vững chắc, thế lực giai cấp lãnh chúa phong kiến càng phát triển, do đó dẫn đến tình trạng chia cắt phong kiến tồn tại phổ biến ở Tây Ấu. Nhưng, từ thế kỉ XI, nền kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển dẫn đến sự ra đời của thành thị và một tầng ỉớp xã hội mới là dân, tầng lớp ngày càng có vai trò quan trọng về mọi mặt trong tiến trình lịch sử. Cũng từ đây nền văn hoá sau nhiều thế kỉ bị lụi tàn lợi bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên do sự phát triển của chế độ phong kiến và của kinh tế hàng hoá, sự bóc lột và nô dịch đối với nông dân càng tăng cường ở các nước Tây Ấu đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa tương đối lớn của nông dân.

Thời mạt kì trung đại kéo dài từ đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII là thời kì tan rã của chế độ phong kiến. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá, quan hệ CNTB vốn đã có mẩm mống ở Italia từ thế kỉ 14, giờ đây phát triển phổ biến ở Tây Âu dẫn đến sự ra đời của 2 giai cấp mới là tư sản và vô sản. Trên cơ sở những biến đổi lớn lao về kinh tế xã hội, ở các nước Tây Âu đã có những thay đổi quan trọng về nhiều mặt như đổi mới về tư tưởng, phát triển nhảy vọt về văn hoá, xác lập chế độ quân chủ chuyên chế ở một số nước… nhưng đồng thời mâu thuẫn trong xã hội cũng ngày càng gay gắt và phức tạp nên đã dẫn đến các phong trào cải cách tôn giáo và khởi nghĩa nông dân rầm rộ mà tiêu biểu nhất là ở Đức. Riêng ở Nêđéclan, ngoài những điều kiện xã hội nói trên còn tồn tại mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân Nêđéclan với giai cấp thống trị ngoại lai Tây Ban Nha, nên đã sớm nổ ra cuộc cách mạng làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và do đó đã dẫn đến sự ra đời của nước Hà Lan, nhà nước cộng hoà tư sản đẩu tiên trên thế giới. Do quan niệm cho rằng từ khi bắt đầu diễn ra phong trào văn hoá phục hưng về sau là thời kì cận đại ; nên trước đây nhiều học giả phương Tây cho rằng trung đại là một thời kì đen tối gắn liền với lạc hậu và bạo tàn nên gọi là “đêm trường trung cổ”. Thực ra, dù cho trong giai đoạn đẩu, sự phát triển về kinh tế và văn hoá có chậm chạp như nào đi nữa thì phương thức sản xuất phong kiến vẫn là 1 bước tiến của lịch sử so với chế độ chiếm hữu nô lệ. Vả chăng từ thế kỉ XV về sau, lịch sử trung đại phương Tây đã sang những trang huy hoàng với những thành tựu mới về sự phát triển của công thương nghiệp, của văn hoá nói chung và khoa học kĩ thuật nói riêng. Hơn nữa chính trong thời trung đại, các quốc gia và các dân tộc ở châu Âu đã hình thành. Cuối cùng, chính từ trong lòng chế độ phong kiến đã thai nghén một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, đó là CNTB. Vì vậy, phủ nhận hoặc đánh giá ko thoả đáng giai đoạn lịch sử này đều là những quan điểm phiến diện thiếu khoa học.


Download Lịch Sử Thế Giới Trung Đại - Nguyễn Gia Phu.PDF 1

Download Lịch Sử Thế Giới Trung Đại - Nguyễn Gia Phu.PDF 2

Download Lịch Sử Thế Giới Trung Đại - Nguyễn Gia Phu.PRC

Download Lịch Sử Thế Giới Trung Đại - Nguyễn Gia Phu.Epub