Thượng Chi Văn Tập Trọn Bộ 5 Tập (NXB Văn Học 2006) - Phạm Quỳnh

Thượng Chi Văn Tập Trọn Bộ 5 Tập
NXB Văn Học 2006
Phạm Quỳnh
1125 Trang​


Học giả Phạm Quỳnh, còn có các bút danh Thượng Chi, Hoa Đường, Hồng Nhân; sinh tại Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc, tổng Ngọc Cục, phủ Bình Giang (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).



Bộ sách Thượng Chi văn tập gồm 5 tập, in ở giai đoạn 1943 - 1945 tại NXB Alexandre de Rhodes (hay Đắc Lộ Thư Xã, Hà Nội). Nội dung bộ sách được tổng hợp từ các bài viết của Phạm Quỳnh đã đăng trên tạp chí Nam Phong (ra đời năm 1917 và chấm dứt hoạt động năm 1934, hai năm cuối, do Nguyễn Tiến Lãng phụ trách), Phạm Quỳnh là người tự tay tuyển chọn và nhuận chính để cho ra đời bộ sách này, công việc được ông bắt tay làm từ năm 1943.

Các lựa chọn của Phạm Quỳnh rất phong phú, tập trung ở 3 chủ đề lớn: học thuyết Á Đông, Âu Tây và văn hóa Việt, như: Nghĩa vụ là gì?, Văn quốc ngữ, nghĩa vụ làm báo, triết học là gì?, đẹp là gì?, chữ Nho với chữ quốc ngữ, đạo đức đã đến ngày từ chức chăng?, thế lực của đồng tiền, mỹ thuật Việt Nam, vấn đề tiến hóa các dân tộc, truyện Kiều, bàn về tiểu thuyết, bàn về diễn thuyết, Đông Á Tây Âu và văn minh có thể dung hòa được không?, Phật giáo lược khảo, Khổng giáo luận, văn minh luận, lăng tẩm Huế cùng văn hóa cũ nước Nam, một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant, tiếng Việt nam có cần phải hợp nhất không?, Descartes, tổ triết học nước Pháp, thơ Baudelaire,… Qua đó bạn đọc có dịp chiêm ngưỡng chân dung Phạm Quỳnh tài hoa với các vai phê bình, dịch thuật, khảo cứu,… mà ở vai trò nào ông cũng rất thành công.

Thượng Chi văn tập có thể nói là bộ sách để đời của học giả Phạm Quỳnh với những bài viết mà ông khiêm nhường cho là “nghe được”. Việc tái bản bộ sách là một việc làm cần thiết nhằm cung cấp cho độc giả hôm nay những “tài liệu phong phú, vừa có giá trị tham khảo, vừa đánh dấu một giai đoạn văn học sử nước nhà”.

Mục lục


THƯỢNG CHI VĂN TẬP -TẬP I

Tự ngôn

1. Nghĩa vụ là gì?

2. Sự giáo dục của đàn bà con gái

3. Thơ ta thơ tây

4. Văn quốc ngữ

5. Nghĩa vụ làm báo

6. Khái luận về văn minh học thuật nước Pháp

7. “Cái nghĩa chết” (bình luận tiểu thuyết)

8. Hội Hàn lâm nước Pháp

9. Nghĩa gia tộc (bình luận tiểu thuyết)

10. “Chúa bể”

11. “ Phục thù cho cha”

12. Thơ Baudelaire

13. Triết học là gì?

14. Triết học nứơc pháp

15. Descartes, tổ triết học nước Pháp

16. Đẹp là gì?

17. Một nhà khoa học đại danh của nước Pháp marcelin Berthelot

18. Văn thuyết

THƯỢNG CHI VĂN TẬP -TẬPII

- Lời văn đẹp tư tưởng hay

- Dịch Pháp văn I

- Tựa bài “Tế Tướng - sĩ văn”

- Phê bình thơ văn mới “Một tấm lòng”

- Sử luận

- Sử học chuyên luận

- Chữ Nho với chữ Quốc ngữ

- Tiếng Việt nam có cần phải hợp nhất không?

- Đã nên làm từ điển VN chưa?

- Trẩy chùa Hương

- Chữ Pháp có dùng làm quốc văn VN được không?

- Khổng Phu Tử Luận

- Đạo đức đã đến ngày từ chức chăng?

- Thế lực của đồng tiền

- Một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant

- Danh dự luận

- Tịch mịch

THƯỢNG CHI VĂN TẬP - TẬP III

- Mỹ thuật Việt Nam

- Vấn đề tiến hóa các dân tộc

- Lăng tẩm Huế cùng văn hóa cũ nước Nam

- Truyện Kiều

- Lỡ độ đường ( Bình luận tiểu thuyết)

- Đông Á Tây Âu và văn minh có thể dung hòa được không?

- Đông Á với Tây Âu

- Viếng ông Tuyết Trang

- Gia tộc luận

- Khảo về ngân hàng

- Bàn về tiểu thuyết

- Bàn về diễn thuyết

- Bình phẩm vè tiểu thuyết “De la rizìere à la montagne”

- Cùng các phái viên Nam kỳ

THƯỢNG CHI VĂN TẬP - TẬP IV

- Phật giáo lược khảo

- Khổng giáo luận

- Văn minh luận

- Độc thư cứu quốc

- Một sự thí nghiệm đã nên công

- Bàn về sách “Nước Nam đời xưa”

- Tục ngữ ca dao

- Thơ cho bạn

- Thơ là gì