Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn

Vân Đài Loại Ngữ
NXB Văn Hóa Thông Tin 2006
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch: Trần Văn Giáp
556 Trang


Giới thiệu

Vân Đài Loại Ngữ được Lê Quý Đôn hoàn thành vào năm 1773, lúc ông 47 tuổi. Tác phẩm này được xem như một loại “bách khoa thư”, đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… sắp xếp theo thứ tự:
Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội… Vân Đài Loại Ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.

1. Lý khí (vũ trụ luận)
2. Hình Tượng (vũ trụ học)
3. Khu Vũ (Địa lý học gồm 93 điều)
4. Vựng Điển (Điển lệ, chế độ gồm 120 điều)
5. Văn nghệ (48 điều)
6. Am Tự (ngôn Từ gồm 111 điều)
7. Thư tịch (107 điều)
8. Sĩ Quy (phép làm quan gồm 76 điều)
9. Phẩm vật (gồm 320 điều)


Lời dịch giả

Cổ nhân thường nói, trong vũ trụ có ba điều bất hủ, mà ''Lập Ngôn'' là một. Trong khoảng trời đất, vốn vẫn có đạo lý. Đạo lý ấy bao la vô cùng. Bản thể của nó rất là tinh vi. Công dụng của nó rất là rõ rệt. Chỉ có những bậc thánh nhân, quân tử mới dung hội mà phát minh được rồi biểu đạt bằng lời nói ở trên sách vở, tinh thần giữ lại ở đó, khuôn phép giữ lại ở đó, không phải là một câu chuyện cẩu thả vậy. Những kẻ kiến thức hẹp hòi, lấy ống dòm trời, lấy quả bầu đong nước biển làm sao bàn được việc ấy?

Lê Quý Đôn, người huyện Duyên Hà, không sách gì không đọc, không sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách ấy đầy bàn, đầy tủ, kể ra khôn xiết. Trong đám sách ấy, có bộ Vân Đài Loại Ngữ là bộ sách tinh túy nhất

Vân Đài Loại Ngữ chia làm chín quyển, phân loại rành mạch, nghị luận rõ ràng: trên từ thiên văn, dưới đến địa lý, giữa là nhân luân, cái học cách vật trí tri, thành ý, chính tâm, cái công tu thân, tề gia, trị nước, bình thiên hạ đều có đủ cả, có thể phát minh được nghĩa sâu xa các bậc hiền thánh và bắc cầu chỉ bến cho kẻ hậu học. Sau Lục Kinh và Luận Ngữ, Mạnh Tử, ông thật là người biết lập ngôn chăng?

Ta với ông thường qua lại mà cũng may, ông không chê ta là già nua đần độn. Hôm nọ trong khi trò chuyện, ông đưa cho ta xem bộ Vân Đài Loại Ngữ. Ta đọc đi đọc lại ba lần, thấy văn chương tao nhã, đầy đủ, ý thú rộng rãi sâu xa: suy rộng ra, thấy hầu hết cả cái tinh vi của trời đất, tóm hết được những sự vật của xưa nay, đem ra để sửa sang việc đời, giúp rập nhà nước thì cái sự nghiệp xa rộng, to lớn cũng khó có thể lường được.

Bậc tiên chính có nói rằng: ''Thông hiểu cả các lý của Trời,của Đất, của Người mới gọi là Nho''. Bộ sách này của Lê Quý Đôn có lẽ cũng gọi được là thông hiểu cả trời, cả đất, cả người chăng? Cho nên ta nêu ra đây và mong rằng sách này sẽ được đem khắc ra bản in để truyền lại đời sau.

MỤC LỤC

Bảng sách dẫn
I Phần chỉ chủ đề
II Phần chỉ tên sách dẫn dụng
III Phần chỉ tên người chứng dẫn
IV Phần chỉ tên nước, tên triều vua, tên khu vực lớn và các dân tộc
V Phần chỉ tên biển, sông, bến đò, đầm, hồ, ao, giếng .
VI Phần chỉ tên gò núi rừng
VII Phần chỉ tên tỉnh, trấn, đất, xứ
VIII Phần chỉ tên châu, quận
IX Phần chỉ tên phủ, huyện
X Phần chỉ tên tổng, xã, thôn, giáp, v.v....