TT – Ngày 20-12-1960, tại Rùm Đuôn, Trảng Chiên (Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN thành lập nhưng chưa có chủ tịch. Lý do: người được dự kiến giữ vai trò giương cao lá cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước – luật sư Nguyễn Hữu Thọ – đang bị chính quyền Ngô Đình Diệm quản thúc một cách nghiêm ngặt tại tỉnh Phú Yên.
Mãi đến ngày 30-10-1961, ông mới được bộ đội giải cứu và đưa về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh) để lãnh đạo mặt trận trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trở thành lãnh tụ “Việt cộng” nổi danh khắp thế giới, hành trình cách mạng của người trí thức bắt đầu từ một cuộc trở về…
Mùa hè 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ giã từ quê hương Bến Lức (Long An) một mình xuống tàu sang Pháp du học.
Trong 11 năm miệt mài học tập trên đất khách quê người, anh hoàn toàn sống trong môi trường giáo dục Pháp, thông thạo lịch sử, văn chương, văn hóa của Pháp hơn là của VN, nói tiếng Pháp trôi chảy hơn tiếng mẹ đẻ.
Lời mời của Ủy ban Kháng chiến
Tháng 5-1933, về nước, anh tập sự tại văn phòng luật sư Duquesnay ở Mỹ Tho mấy năm, rồi mở văn phòng riêng ở Mỹ Tho, sau chuyển qua Vĩnh Long, Cần Thơ, rồi Sài Gòn.
Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Gương hi sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng cũng như những hành động tàn sát dã man của thực dân Pháp khơi dậy tình dân tộc, nghĩa đồng bào tiềm ẩn trong tâm hồn người luật sư trẻ tuổi.
Năm năm sau, Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng niềm vui kéo dài chưa đầy một tháng thì quân Pháp trở lại tái chiếm Nam bộ.
Năm 1946, luật sư Nguyễn Hữu Thọ xuống Vĩnh Long, làm chánh án tòa án dân sự của tỉnh. Anh hoàn toàn không biết rằng mọi hoạt động của anh đều nằm trong “tầm ngắm” của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ.
Anh được nhận xét là một trí thức chân chính, luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án của thực dân.
Một tối giữa năm 1946, hai thanh niên lạ mặt đến trao cho anh thư của ủy ban mời anh ra Đồng Tháp Mười, thủ đô của kháng chiến Nam bộ lúc ấy. Người ký tên ở cuối bức thư chẳng phải ai xa lạ: Phạm Ngọc Thuần, một luật sư được đào tạo tại Pháp như anh. Vợ anh Thuần, chị Bùi Thị Cẩm, cũng là một đồng nghiệp của anh.
Mãi đến ngày 30-10-1961, ông mới được bộ đội giải cứu và đưa về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh) để lãnh đạo mặt trận trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trở thành lãnh tụ “Việt cộng” nổi danh khắp thế giới, hành trình cách mạng của người trí thức bắt đầu từ một cuộc trở về…
Mùa hè 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ giã từ quê hương Bến Lức (Long An) một mình xuống tàu sang Pháp du học.
Trong 11 năm miệt mài học tập trên đất khách quê người, anh hoàn toàn sống trong môi trường giáo dục Pháp, thông thạo lịch sử, văn chương, văn hóa của Pháp hơn là của VN, nói tiếng Pháp trôi chảy hơn tiếng mẹ đẻ.
Lời mời của Ủy ban Kháng chiến
Tháng 5-1933, về nước, anh tập sự tại văn phòng luật sư Duquesnay ở Mỹ Tho mấy năm, rồi mở văn phòng riêng ở Mỹ Tho, sau chuyển qua Vĩnh Long, Cần Thơ, rồi Sài Gòn.
Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Gương hi sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng cũng như những hành động tàn sát dã man của thực dân Pháp khơi dậy tình dân tộc, nghĩa đồng bào tiềm ẩn trong tâm hồn người luật sư trẻ tuổi.
Năm năm sau, Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng niềm vui kéo dài chưa đầy một tháng thì quân Pháp trở lại tái chiếm Nam bộ.
Năm 1946, luật sư Nguyễn Hữu Thọ xuống Vĩnh Long, làm chánh án tòa án dân sự của tỉnh. Anh hoàn toàn không biết rằng mọi hoạt động của anh đều nằm trong “tầm ngắm” của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ.
Anh được nhận xét là một trí thức chân chính, luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án của thực dân.
Một tối giữa năm 1946, hai thanh niên lạ mặt đến trao cho anh thư của ủy ban mời anh ra Đồng Tháp Mười, thủ đô của kháng chiến Nam bộ lúc ấy. Người ký tên ở cuối bức thư chẳng phải ai xa lạ: Phạm Ngọc Thuần, một luật sư được đào tạo tại Pháp như anh. Vợ anh Thuần, chị Bùi Thị Cẩm, cũng là một đồng nghiệp của anh.