Một giọng nói yếu ớt, giục dã xuyên qua những tiếng ồ ồ ở đầu giây điện đàm: “Ông Diễm, Bob Shaplen đây, Bob Shaplen. Tôi đang gọi từ Hồng Kông.” Giọng nói lập đi lập lại tên người gọi, nhưng cơn ngủ say vùi vừa xong và những viên thuốc cho cơn cảm cúm khốc liệt vẫn làm tôi mù mờ về người đang gọi.
“Bob Shaplen đây, ông Diễm. Tôi vừa mới từ Sài Gòn về. Bạn bè ông đang cần gặp ông gấp. Họ rất hoang mang và đang muốn biết rõ tin tức của phía Hoa Kỳ. Chính phủ Sài Gòn đã cắt hẳn mọi liên lạc với dư luận bên ngoài. Chẳng ai biết ông Thiệu hoặc đại sứ Graham Martin suy nghĩ thế nào. Mọi người đều hoang mang. Chỉ còn ông. Ông phải về Sài Gòn cho mọi người biết rõ sự thật. Ông phải về ngay!”
Đầu óc tôi bắt đầu tỉnh táo hơn. Giọng nói đầy vẻ thúc giục của người gọi đã khiến tôi tập trung được tư tưởng phần nào. Đây là lần đầu tiên tôi nhận được tin trực tiếp của Sài Gòn. Khi ký giả Shaplen gác điện thoại, tôi đã hoàn toàn tỉnh táo. Tôi tin là nhận định của ông ta hoàn toàn chuẩn xác. Người ký giả lão thành chuyên tường trình các mục Viễn Đông của báo New Yorker là người hiểu biết và có nhận định chính xác. Ông không phải là người hấp tấp, hay bi thảm hóa vấn đề. Nếu không phải vì tình trạng bắt buộc thì chắc chắn ông đã không gọi tôi. Tôi vẫn còn nghe âm hưởng gấp gáp, giục dã trong giọng ông ta.
Tuy đã 2 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn mà khi trở về giường tôi vẫn không tài nào chợp được mắt. Thật ra thì trong suốt tuần vừa qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề cần phải trở về Việt Nam. Tôi còn đang phân vân không biết có nên về hay không thì đột nhiên bị cúm nặng. Trong khi đó thì ở Sài Gòn những cơn hoảng hốt lại bùng ra thật bất ngờ. Những cơn hoảng hốt đó đã khiến quân đội Việt Nam mất tinh thần và trở thành hỗn loạn. Vào giờ phút này thì chẳng ai có thể đoán được liệu Sài Gòn còn có thể đứng vững được bao lâu nữa. Đầu óc tôi lại miên man nghĩ về vấn đề cần phải trở về Việt Nam. Tôi tự hỏi phải chăng trở về lúc này không còn kịp nữa? Việt Cộng đã đến sát Sài Gòn và hẳn nhiên là tôi đã đoán trước được số phận của mình nếu chẳng may bị lọt vào tay đối phương.
“Bob Shaplen đây, ông Diễm. Tôi vừa mới từ Sài Gòn về. Bạn bè ông đang cần gặp ông gấp. Họ rất hoang mang và đang muốn biết rõ tin tức của phía Hoa Kỳ. Chính phủ Sài Gòn đã cắt hẳn mọi liên lạc với dư luận bên ngoài. Chẳng ai biết ông Thiệu hoặc đại sứ Graham Martin suy nghĩ thế nào. Mọi người đều hoang mang. Chỉ còn ông. Ông phải về Sài Gòn cho mọi người biết rõ sự thật. Ông phải về ngay!”
Đầu óc tôi bắt đầu tỉnh táo hơn. Giọng nói đầy vẻ thúc giục của người gọi đã khiến tôi tập trung được tư tưởng phần nào. Đây là lần đầu tiên tôi nhận được tin trực tiếp của Sài Gòn. Khi ký giả Shaplen gác điện thoại, tôi đã hoàn toàn tỉnh táo. Tôi tin là nhận định của ông ta hoàn toàn chuẩn xác. Người ký giả lão thành chuyên tường trình các mục Viễn Đông của báo New Yorker là người hiểu biết và có nhận định chính xác. Ông không phải là người hấp tấp, hay bi thảm hóa vấn đề. Nếu không phải vì tình trạng bắt buộc thì chắc chắn ông đã không gọi tôi. Tôi vẫn còn nghe âm hưởng gấp gáp, giục dã trong giọng ông ta.
Tuy đã 2 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn mà khi trở về giường tôi vẫn không tài nào chợp được mắt. Thật ra thì trong suốt tuần vừa qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề cần phải trở về Việt Nam. Tôi còn đang phân vân không biết có nên về hay không thì đột nhiên bị cúm nặng. Trong khi đó thì ở Sài Gòn những cơn hoảng hốt lại bùng ra thật bất ngờ. Những cơn hoảng hốt đó đã khiến quân đội Việt Nam mất tinh thần và trở thành hỗn loạn. Vào giờ phút này thì chẳng ai có thể đoán được liệu Sài Gòn còn có thể đứng vững được bao lâu nữa. Đầu óc tôi lại miên man nghĩ về vấn đề cần phải trở về Việt Nam. Tôi tự hỏi phải chăng trở về lúc này không còn kịp nữa? Việt Cộng đã đến sát Sài Gòn và hẳn nhiên là tôi đã đoán trước được số phận của mình nếu chẳng may bị lọt vào tay đối phương.