Giê Su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì?

Tình trạng: Download miễn phí

 Người dân Việt, với bản chất hiền lành, mộc mạc, "dĩ hòa vi quý", không bao giờ muốn gây sự hiềm khích giữa các khối dân chúng có tín ngưỡng khác nhau.  Hệ thống tín ngưỡng của Việt Nam, trong tinh thần Tam Giáo (Thích, Nho, Lão) Đồng Nguyên, là một hệ thống chiết trung, nghĩa là không bám chặt vào một tín ngưỡng hay một hệ thống tư tưởng chuyên biệt nào, thể hiện một tinh thần bao dung, không có tính cách loại trừ.   Cho nên, rất có thể có những người không đồng ý với công việc nghiên cứu của tôi: đưa ra những sự thật về Ki-Tô giáo, cho rằng như vậy chỉ gây chia rẽ tôn giáo.  Tôi thông cảm và tôn trọng ý kiến của họ.  Ý kiến trên bắt nguồn từ một tình cảm cao quý cá nhân, nhưng đặt không đúng chỗ, vì tình cảm này không xét đến ảnh hưởng của tôn giáo trên mọi vấn đề xã hội, nhất lại là một tôn giáo ngả nhiều về chính trị và xã hội thế tục như Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng.  Kinh nghiệm Việt Nam trong thời Pháp thuộc và trong 9 năm dưới chính quyền Ca-Tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam có thể cho chúng ta nhận rõ vấn đề:  Ca-Tô Giáo chỉ chiếm 7% dân chúng nhưng được hợp thức hóa là một tôn giáo trong khi Phật Giáo, chiếm khoảng 80% dân chúng, chỉ được coi như là một hiệp hội, và do đó về pháp lý không khác gì một hội như hội quần vợt.