“Có thể Đèn Cù sẽ không hấp dẫn những độc giả khác như tôi bởi các nhân vật trong cuốn sách hoàn toàn xa lạ với họ hoặc vì họ không quan tâm đến chính trị. Nhưng với tôi, người coi việc chống Cộng sản Việt Nam như ý nghĩa chính của cuộc đòi mình thì cuốn sách này vô cùng bổ ích.
Thêm nữa, khá nhiều nhân vật xuất hiện trong đó đã có những lần gặp gỡ với tôi. Đọc Đèn Cù là dịp gặp lại họ, cả người đã khuất núi lẫn những ai đang tồn tại. Một đoạn đường lịch sử của Việt nam được phản ánh qua các trang viết. Đọc, để thêm một lần nữa, khẳng định rằng con đường đấu tranh cho dân chủ là con đường duy nhất có thể thay đổi vận mạng của dân tộc, và con đường ấy phải đi qua nấm mồ chôn chủ nghĩa cộng sản cùng các di sản thối rữa của nó.”
Thêm nữa, khá nhiều nhân vật xuất hiện trong đó đã có những lần gặp gỡ với tôi. Đọc Đèn Cù là dịp gặp lại họ, cả người đã khuất núi lẫn những ai đang tồn tại. Một đoạn đường lịch sử của Việt nam được phản ánh qua các trang viết. Đọc, để thêm một lần nữa, khẳng định rằng con đường đấu tranh cho dân chủ là con đường duy nhất có thể thay đổi vận mạng của dân tộc, và con đường ấy phải đi qua nấm mồ chôn chủ nghĩa cộng sản cùng các di sản thối rữa của nó.”
Dương Thu Hương, Tác giả Những thiên đường mù
“Trần Đĩnh là một trong rất ít nhân chứng còn lại có thẩm quyền nhất để kể những câu chuyện này. Nhưng Đèn Cù là một cuốn tự truyện, giá trị ưu tiên của nó không phải là tư liệu mà là sự chia sẻ những trải nghiệm lịch sử hết sức con người.”
Huy Đức, Tác giả Bên thắng cuộc
Vũ Thư Hiên, Tác giả Đêm giữa ban ngày“Trần Đĩnh là nhà văn cung đình, như ông tự nhận. Nhưng nhờ có ông, người may mắn được “gần mặt trời” trong lịch sử Việt Nam cận đại nên mới thấy được những vết đen trên bề mặt nó, nay hào phóng kể lại cho bàn dân thiên hạ được biết trong đống rác cung đình nọ có cái gì. Dưới dạng đặc biệt của thể loại ký mà ông gọi là “truyện tôi” người đọc sẽ được biết nhiều sự kiện, đôi khi là động trời, với những con người, đôi khi được coi là thánh và á thánh, có hình thù ra sao. Tác giả dùng lối kể tếu táo của người chứng kiến, không cần đưa ra dữ liệu, ai tin thì tin, không tin thì thôi, mặc. Thế nhưng tác phẩm của ông lại rất đáp ứng nhu cầu của người đọc muốn biết những gì đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử không có lịch sử.”
Vũ Thư Hiên, Tác giả Đêm giữa ban ngày
“Trung thu này không thấy con nít rước đèn cù mà chỉ thấy cư dân mạng rước sách “Đèn Cù” của Trần Đĩnh. Cụ Trần Đĩnh vốn Tây học, nên viết lách gãy gọn, linh hoạt và chính xác. Cụ viết từ gan ruột, hoàn toàn theo ý mình. Trước nay, những “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, “Hoa xuyên tuyết” của Bùi Tín, “Đỉnh cao chói lọi” của Dương Thu Hương… mới chỉ tập trung vẽ chân dung một ông… Judas. Nay cụ Trần Đĩnh chơi tuốt luốt cả 13 ông… ông nào cũng Judas cả nên có thể nói cụ không chỉ lật đồ thần tượng mà cụ đã đốt đền, giống Herostratos ngày xưa đốt Artemis. Tất nhiên, cụ Trần Đĩnh “đốt đền” không vì háo danh như Herostratos mà vì ở “trong chăn” cụ biết quá nhiều sự thật về “ngôi đền cộng sản Việt Nam”, và tinh thần “sĩ phu Bắc Hà” thục ép cụ phải nói ra. Đám cháy này nhờ ngọn gió internet nên nó bốc đùng đùng, cháy lan khắp nơi tới cả “khu mật viện” của mấy bác Ba Đình. Không biết cỏ phải gỡ chút sĩ diện mà các bác (Ba Đình) dại dột cho triển lâm Cải cách ruộng đất không? Nhưng rõ ràng gậy ông lại đập lưng ông.”
Nhật Tuấn, tác giả Đi về nơi hoang dã
“Để “trục độc” những ai muổn hiểu ra cái ác lại đầu nguồn của đảng cộng sản Việt Nam, khởi đi từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cho tới sau này thì nên đọc – và đọc kỹ – bộ “Đèn Cù” của Trần Đĩnh. Những ai muốn thế giới nhìn ra sự lầm lạc của nhiều người về Việt Nam thì nên phiên dịch bộ sách ra ngoại ngữ, vì nội dung còn vượt xa những gì Boris Souvarine đã viết về chế độ Stalin tại Liên Xô.”
Nguyễn Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế
“Với một bút pháp linh động và riêng biệt, Trần Đĩnh kể từng mẩu chuyện của riêng mình suốt cuốn “Đèn Cù”. Từng mảng nối tiếp nhau hồn nhiên không theo một bố cục trước. Nhưng khi nhìn toàn bộ cuốn sách thì những mảng ấy kết thành một bức tranh vĩ đại mô tả chính xác và nghệ thuật cảnh vật của chiếc đèn kéo quân ngót 70 năm qua trên đất nước Việt Nam: Một bức tranh cực tả bản chất của đảng Cộng sản với các đặc tính bất biến Dối trá, Bạo lực và Vô nhân.”
Phạm Xuân Đài, Chủ bút Thể kỷ 21 Online
“Ngòi bút Trần Đĩnh với khẩu ngữ sắc mạnh, chấm phá, khoan đục vào xã hội một thời để bật ra cái đồi bại chen lẫn cái cao quí nhất của con người. Hãy khoan lục bới những giai thoại “chống cộng” trong tác phẩm, mà hãy mở lòng ra quằn quại với nỗi đớn đau trên từng trang giấy của tác giả và của dân tộc. Chúng ta thường than vãn về sự thiếu vắng môt tác phẩm lớn cho một giai đoạn lớn, nhưng thực ra, chúng ta đã có sẵn tâm và tâm để nhận ra sự xuất hiện của nó hay chưa?”
Phan Quốc Tâm, Tiến sĩ tâm lý
“Đèn Cù không chỉ là quyển sách nên đọc, mà là quyển sách cần phải đọc. Trở ngại duy nhất khi cầm quyển sách cần đọc này là nếu đã giở trang đầu, phải đọc một mạch cho đến trang cuối cùng mới buông ra được.”
Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc ban Việt ngữ RFA
“Ngoài giá trị lịch sừ, giá trị chính trị và nhất ỉà giá trị văn học, điều làm cho cuốn sách vượt trên tất cả chính là mỗi câu chuyện, mỗi giai đoạn, mỗi sự kiện đều được tác giả viết lại bằng tấm lòng. Dưới tàn bạo và đàn áp, nhân cách con người nhất thời có thể bị chà đạp, vấy bẩn, nhưng tấm lòng tử tế còn ở lại khiến những trang sách quay vòng của Đèn Cù gây xúc động và hy vọng.”
Hòa Bình Lê, Nhà báo, California
“Nhận xét tinh tế, chi tiết, bút pháp chắc nịch và đậm ngôn ngữ điện ảnh, Đèn Cù soi rọi cận cảnh mọi khuôn mặt chính trị, văn hóa, văn nghệ, một thời thao túng xã hội Việt Nam mà di hại đến nay vẫn còn mồn một. Đèn Cù là tự truyện chính trị khắc họa rõ nét một xã hội lệch trong hành xử và bệnh trong tư cách – hệ quả của thứ văn hóa cộng sản bắt nguồn từ thượng tầng. Một tác phẩm cực kỳ quan trọng để tìm hiểu “số phận Việt Nam”. Với độc giả: Đừng chờ đợi sẽ có thêm một Đèn Cù thứ hai.”
Phạm Phú Thiện Giao – Chủ bút nhật báo Người Việt, California
“Với lối hành văn khắc họa tài tình, Đèn Cù là sự diễn đạt ý tường bằng ảo thuật đậm thẫn thái của thư pháp gia. Dứt khoát, đứt đoạn, tùy ý, dửng dưng… cốt để phác họa một giai đoạn mông muội máu lửa. Ánh sáng của “Đèn Cù” cứ lênh loang soi tận vào những góc tăm tối nhất của cái bệ thờ được Trung Quốc dàn dựng nhằm nhát ma dân tộc Việt Nam mấy chục năm qua. Có thể nói, “Đèn Cù” là tư liệu lịch sử được viết bằng thứ văn chương nghệ thuật mang tính độc nhất vô nhị để hoàn thành sứ mệnh làm nhân chứng mà trên mình đang còn mang đầy thương tích.”
Trần Đông Đức, Chủ nhiệm tuần báo Người Việt Đông Bắc, Mỹ
“Đèn Cù với tôi như một cuốn Sử văn chương với ngồn ngộn chi tiết, thú vị như đọc Tư Mã Thiên phần Liệt truyện vậy. Dù có những tranh cãi về tính xác thực của nó, nhưng có điều chắc chắn rằng dù tin hay không vào Đèn Cù người ta cũng phải nhìn lại về một lớp người đã ảnh hưởng vô cùng to lớn đến lịch sử cận đại Việt Nam.”
Ngô Nhật Đăng, Blogger Việt Nam
“Đèn Cù vạch ra rất rõ những xung đột về tư tưởng chính trị và những tranh chấp quyền lợi nhơ nhớp trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng một lúc, Đèn Cù cũng cho ta thấy “…một dẻo thung lũng rất êm ả, hết sức êm ả… đã chìm vào bóng chiều xẫm lại…” trước đêm đánh vào Đông Khê. Và từ đó, Trần Đĩnh đã cho ta thấy sự phi lý cũa chiến tranh từ cặp mắt cũa những người mẹ đã mất con từ phía bên kia. Đèn Cù hiếm hoi là vì những mẩu chuyện đầy ắp tình người như vậy.”
Vũ Minh Hải, Khoa học gia chuyên nghiên cứu bệnh ung thư
Biên tập: Ngô Nhân Dụng, Võ Ngàn Sông, Đinh Quang Anh Thái
'Đèn Cù' là một cuốn sách có vị trí 'quan trọng nhất' trong một giai đoạn lịch sử, theo một khách mời tham gia cuộc tọa đàm trực tuyến hôm 09/10/2014 giữa BBC với các khách mời về cuốn tự truyện của tác giả Trần Đĩnh do nhà xuất bản Người Việt ở Hoa Kỳ ấn hành.
DOWNLOAD
Đèn Cù 1 Đọc Online
HOẶC
Đèn Cù 1 Drive Google
XEM THÊM: ĐÈN CÙ 2