Triển khai các đề án khia và lọc hóa dầu

Chuyển khai các đề án khia và lọc hóa dầu
   Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 (mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình) và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 (mỏ Bạch Hổ ở thềm lục địa phía Nam). Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ, nhất là trên thềm lục địa. Nhiều công ty đã phát hiện khí như Total ở vịnh Bắc Bộ, Shell ở biển miền Trung, ONGC và BP ở bể trầm tích Nam Côn Sơn… Tiềm năng về khí trở nên rõ nét và việc khai thác tài nguyên khí một cách hiệu quả phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra cho ngành Dầu khí Việt Nam những nhiệm vụ mới mẻ. Việc khai thác và sử dụng khí đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể từ nguồn cung cấp, hạ tầng kỹ thuật để vận chuyển đến thị trường tiêu thụ khí (Gas chain). Do đó, Quy hoạch khí tổng thể đã được xây dựng với sự cộng tác chặt chẽ của nhiều cơ quan Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Petrovietnam; Bộ Công nghiệp; Bộ Tài chính; Văn phòng Chính phủ; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Xây dựng; Ban Vật giá Chính phủ; Văn phòng Trung ương Đảng; Viện Năng lượng…), 3 công ty Anh là BP, British Gas, Moth Ewbank Prece và một công ty Mỹ là Mobil bằng nguồn tài trợ ODA của Chính phủ Vương quốc Anh và 200.000 USD của Mobil.

   Bản Quy hoạch tổng thể đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về phát triển công nghiệp khí Việt Nam cho giai đoạn 15 năm với nội dung chính như sau: 
- Tiềm năng về khí của Việt Nam lớn hơn tiềm năng về dầu; các mỏ khí được phân bổ trong cả nước, song tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích Nam Côn Sơn và Sông Hồng. 
- Công nghiệp khí Việt Nam nên phát triển theo vùng với thứ tự ưu tiên miền Nam, miền Trung và miền Bắc. - Nên xem xét khả năng xuất khẩu khí để có vốn phát triển công nghiệp khí trong nước. 
- Ngoài ra, bản Quy hoạch còn đề xuất các chính sách hỗ trợ sự phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ các nguồn khí thiên nhiên.
Download