Lý do chọn đề tài
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại (NHTM), do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Việc gia nhập WTO đã đặt các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Khi ấy các NHTM nước ngoài cũng tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, do đó tính cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Trong khi đó các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém không chỉ về vốn mà còn ở năng lực chuyên môn, đặc biệt là trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến con số nợ xấu, một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Hiện nay nợ xấu đang là một trong những lo ngại hàng đầu của các các NHTM trong nước. Tính đến cuối quý 1 năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với con số nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo các báo cáo tài chính quý 1/2012 của các ngân hàng như Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ cho vay thì sụt giảm trong khi nợ xấu thì tăng nhanh. Hiện tượng này xảy ra ở cả các NHTM quốc doanh lẫn khối NHTM cổ phần tư nhân, ở cả các ngân hàng lớn cũng như những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó những ngân hàng kể trên từng được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản trị tốt, được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% và được Ngân Hàng Nhà Nước xếp nhóm 1 về tăng trưởng tín dụng. Nếu vậy thì đối với các ngân hàng được xếp vào các nhóm thấp hơn về tăng trưởng tín dụng thì tình hình nợ xấu sẽ đi đến đâu? Các con số về chỉ tiêu nợ xấu ở các ngân hàng thay đổi như thế nào qua các năm? Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của các ngân hàng ? Những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên? Giải pháp hạ thấp tỷ lệ nợ xấu là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm rõ qua chuyên đề mang tên : “ Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
Download (.Doc File)
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại (NHTM), do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Việc gia nhập WTO đã đặt các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Khi ấy các NHTM nước ngoài cũng tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, do đó tính cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Trong khi đó các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém không chỉ về vốn mà còn ở năng lực chuyên môn, đặc biệt là trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến con số nợ xấu, một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Hiện nay nợ xấu đang là một trong những lo ngại hàng đầu của các các NHTM trong nước. Tính đến cuối quý 1 năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với con số nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo các báo cáo tài chính quý 1/2012 của các ngân hàng như Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ cho vay thì sụt giảm trong khi nợ xấu thì tăng nhanh. Hiện tượng này xảy ra ở cả các NHTM quốc doanh lẫn khối NHTM cổ phần tư nhân, ở cả các ngân hàng lớn cũng như những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó những ngân hàng kể trên từng được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản trị tốt, được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% và được Ngân Hàng Nhà Nước xếp nhóm 1 về tăng trưởng tín dụng. Nếu vậy thì đối với các ngân hàng được xếp vào các nhóm thấp hơn về tăng trưởng tín dụng thì tình hình nợ xấu sẽ đi đến đâu? Các con số về chỉ tiêu nợ xấu ở các ngân hàng thay đổi như thế nào qua các năm? Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của các ngân hàng ? Những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên? Giải pháp hạ thấp tỷ lệ nợ xấu là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm rõ qua chuyên đề mang tên : “ Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
Download (.Doc File)