Tôi cầm quyển nhật ký của con, lần giở từng trang. Đã lâu lắm rồi,kể từ sau buổi sáng kinh hoàng đó, ngày nào tôi cũng đọc nhật ký của con như một người sùng đạo đọc kinh sám hối...
… Có lần, nó chạy vào phòng mẹ: “Má ơi, ngày mai lớp con tổ chức đi dã ngoại kết hợp với sinh hoạt truyền thống và kết nạp đoàn viên mới. Má cho con đi với lớp nghen?”. Nó khẩn khoản nhìn mẹ.“Ở đâu?”. “Dạ, nghe nói ở Bà Rịa- Vũng Tàu, quê hương chị Võ Thị Sáu. Sáng đi chiều về, má cho con đi nghen?”. “Tận ngoài đó à? Xa quá. Thôi đi con”. “Má...”- hai mắt nó chớp chớp nhưng nó vẫn cố vớt vát. “Đã bảo không là không. Đi học bài đi, để yên cho má làm việc. Đang nhức đầu muốn chết đây”...
Rồi lần khác, nó đi học về nói với mẹ: “Lớp con có một bạn bị bệnh ung thư máu. Tội nghiệp lắm vì nhà bạn đó rất nghèo. Hôm nay cô chủ nhiệm bảo chúng con quyên góp giúp bạn. Con không có tiền nên cho bạn cái đồng hồ rồi”. “Sao? Con có điên không? Không có tiền thì về xin má chớ sao lại cho cái đồng hồ?- tôi giận dữ nhìn con - Con biết cái đồng hồ đó bao nhiêu tiền không? Gần 500 USD đó. Ngày mai vô lấy lại. Ai đóng góp bao nhiêu mình đóng bấy nhiêu, không có chơi nổi”.
Nó không nói gì, lẳng lặng về phòng.
Thằng Tuấn, đứa con duy nhất của chúng tôi năm nay đã 17 tuổi. Nó là một đứa trẻ rất ngoan và học giỏi. Từ bé đến giờ, chưa khi nào nó dám làm điều gì trái ý ba mẹ. Bảo ăn là ăn, bảo học là học. Lúc nó còn nhỏ, chúng tôi còn đi dạy, chưa hùn hạp mở công ty, nhà chỉ có 3 người nhưng lúc nào cũng vui như hội và đầy ắp tiếng nói cười. Buổi tối, tôi và anh tranh nhau dạy con học, tranh nhau nghe con kể chuyện. Riết rồi thành quen. Thằng bé cũng rất thích kể cho ba mẹ nghe những chuyện ngộ nghĩnh xảy ra trong lớp. Chuyện vui cũng kể, chuyện buồn cũng kể. Nó gần như xem ba mẹ là những người bạn thân của mình.
Thế rồi thời thế thay đổi, đồng lương giáo viên không sống nổi, chúng tôi chuyển sang làm kinh doanh. Công việc có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn nhưng tiền thì lúc nào cũng có. Nhưng điều đó lại tỉ lệ nghịch với thời gian dành cho con…
Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt đứt khi anh bước vào. Lẳng lặng ngồi xuống giường con, anh đưa mắt nhìn quanh, khuôn mặt như đông cứng, mái tóc mới mấy tuần mà đã bạc trắng. Rồi anh nghẹn ngào: “Hôm trước nó nói với anh, ba thằng Vinh bạn nó làm phó chủ tịch quận nhưng ăn hối lộ, bị bắt rồi. Anh bảo con, bây giờ chuyện đó là bình thường, đi học đi, để cho ba làm việc. Nó nhìn anh như muốn nói điều gì nhưng anh xua tay bảo nó đi ra…”.
Nói đến đây anh bật khóc thành tiếng.
Yến, con bé giúp việc kể, hôm trước thấy nó đập bể con heo đất nên hỏi nó: “Em làm gì vậy?’. “Em đem cho đứa bạn em bị bệnh. Lớp đã đóng góp nhưng không đủ. Chị xếp tiền lại giúp em với”. Con bé phụ nó xếp những tờ giấy bạc được gấp lại nhỏ xíu. Đó là tiền tôi cho con để ăn sáng và tiêu vặt… “Nhiều quá, được hơn 3 triệu đó em. Nhưng không lẽ em cho bạn hết sao?”. Nó gật đầu: “Cho hết. Chớ để lại em cũng không biết tiêu xài gì. Mà em cũng không có cơ hội để xài đâu...”. Con bé giúp việc vẫn vô tư: “Nhưng năm nay em đã học lớp 12, em lớn rồi, cũng cần phải có chút ít tiền dằn túi chớ?”.“Em đã nói là em không có cơ hội để xài tiền nữa mà. Thôi, chị dọn cơm cho em ăn đi để em còn đi học thêm”.
“Cô biết không, lúc con dọn cơm cho em ăn, nó nói, lâu lắm rồi nó không được ăn cơm với ba má; không biết họ bận gì mà không chịu về nhà ăn cơm. Thấy nó buồn, con hỏi nó thích ăn gì để ngày mai con nấu nhưng nó bảo bây giờ ăn gì cũng không thấy ngon. Nó còn bảo chắc cô chú không thương nó nữa. Hôm đó, em ăn chưa được nửa chén cơm thì bảo no rồi. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt rồi thay đồ đi học thêm…”.
Lời kể của Yến và những dòng chữ nắn nót của con như có trăm ngàn mũi kim châm chích lòng tôi…
Cho đến cái hôm nó về trễ hơn mọi ngày. Nhưng tôi không bận tâm vì còn mãi chúi mũi tính toán... Hơn 11 giờ đêm, nó gõ cửa phòng mẹ: “Hôm trước con đập con heo, được hơn 3 triệu, con cho bạn chữa bệnh hết rồi”. “Trời đất! Sao con ngu dữ vậy? Ba má làm đầu tắt mặt tối kiếm từng đồng, từng xu, còn con hết lấy đồng hồ cho bạn, giờ lại đập heo.Thôi, về học đi, đừng có làm phiền má nữa. Bực mình quá!”- tôi nói như quát. Nhưng thằng nhỏ vẫn đứng ở cửa phòng nhìn mẹ. Hồi lâu sau, nó nhẹ nhàng khép cửa lại, tôi còn nghe nó lẩm bẩm: “Con đi ngủ đây. Sao má không chúc con ngủ ngon?”.
Sáng hôm sau, không thấy nó dậy sớm để đi học như mọi ngày, con bé giúp việc lên phòng gọi. Nhưng gọi mãi vẫn không thấy nó trả lời. Hoảng quá, Yến vừa đập cửa vừa kêu toáng lên: “Tuấn ơi, Tuấn ơi, mở cửa, mở cửa cho chị...”. Nghe ồn ào, tôi hé cửa phòng quát lên: “Có chuyện gì mà kêu la um sùm, không để cho ai ngủ nghê gì hết vậy?”. “Cô ơi, thằng Tuấn vẫn chưa thức. Con gọi từ nãy giờ nhưng nó không mở cửa”.
Tôi nhìn đồng hồ và giật mình: Đã gần 7 giờ sáng. Thằng bé chưa bao giờ dậy muộn hơn 5 giờ. Nó có thói quen dậy sớm, tập thể dục, tưới hoa rồi học bài. Sao bữa nay, tới giờ này vẫn chưa dậy? Tôi gọi con, lúc đầu nhỏ, sau to đến nỗi hàng xóm cũng nghe thấy. Nhưng cánh cửa vẫn im lìm, không ai mở được vì đã bị khóa trái. Đến khi mọi người phá được cửa xông vào thì thấy thằng bé lủng lẳng trên trần nhà... Tôi lao đến ôm chân con rồi ngất lịm...
Quyển nhật ký của nó ở trang cuối cùng vỏn vẹn một dòng: “Ba má không cần con nữa phải không?”. Câu hỏi đó như một lời trách móc, như một lời kết tội. Giờ đây, nó không thể nghe chúng tôi trả lời, rằng nó là tất cả lẽ sống của ba má, rằng nó ra đi là mang theo cả sự sống trong ngôi nhà này, rằng ba má thương yêu nó nhất trên đời, rằng ba má có thể đổi tất cả nhà cửa, xe cộ, địa vị, sự giàu sang để chỉ được nghe con gọi một lần “Má ơi, ba ơi...”.
Nhưng tất cả đã trở thành không thể......
… Có lần, nó chạy vào phòng mẹ: “Má ơi, ngày mai lớp con tổ chức đi dã ngoại kết hợp với sinh hoạt truyền thống và kết nạp đoàn viên mới. Má cho con đi với lớp nghen?”. Nó khẩn khoản nhìn mẹ.“Ở đâu?”. “Dạ, nghe nói ở Bà Rịa- Vũng Tàu, quê hương chị Võ Thị Sáu. Sáng đi chiều về, má cho con đi nghen?”. “Tận ngoài đó à? Xa quá. Thôi đi con”. “Má...”- hai mắt nó chớp chớp nhưng nó vẫn cố vớt vát. “Đã bảo không là không. Đi học bài đi, để yên cho má làm việc. Đang nhức đầu muốn chết đây”...
Rồi lần khác, nó đi học về nói với mẹ: “Lớp con có một bạn bị bệnh ung thư máu. Tội nghiệp lắm vì nhà bạn đó rất nghèo. Hôm nay cô chủ nhiệm bảo chúng con quyên góp giúp bạn. Con không có tiền nên cho bạn cái đồng hồ rồi”. “Sao? Con có điên không? Không có tiền thì về xin má chớ sao lại cho cái đồng hồ?- tôi giận dữ nhìn con - Con biết cái đồng hồ đó bao nhiêu tiền không? Gần 500 USD đó. Ngày mai vô lấy lại. Ai đóng góp bao nhiêu mình đóng bấy nhiêu, không có chơi nổi”.
Nó không nói gì, lẳng lặng về phòng.
Thằng Tuấn, đứa con duy nhất của chúng tôi năm nay đã 17 tuổi. Nó là một đứa trẻ rất ngoan và học giỏi. Từ bé đến giờ, chưa khi nào nó dám làm điều gì trái ý ba mẹ. Bảo ăn là ăn, bảo học là học. Lúc nó còn nhỏ, chúng tôi còn đi dạy, chưa hùn hạp mở công ty, nhà chỉ có 3 người nhưng lúc nào cũng vui như hội và đầy ắp tiếng nói cười. Buổi tối, tôi và anh tranh nhau dạy con học, tranh nhau nghe con kể chuyện. Riết rồi thành quen. Thằng bé cũng rất thích kể cho ba mẹ nghe những chuyện ngộ nghĩnh xảy ra trong lớp. Chuyện vui cũng kể, chuyện buồn cũng kể. Nó gần như xem ba mẹ là những người bạn thân của mình.
Thế rồi thời thế thay đổi, đồng lương giáo viên không sống nổi, chúng tôi chuyển sang làm kinh doanh. Công việc có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn nhưng tiền thì lúc nào cũng có. Nhưng điều đó lại tỉ lệ nghịch với thời gian dành cho con…
Dòng suy nghĩ của tôi bị cắt đứt khi anh bước vào. Lẳng lặng ngồi xuống giường con, anh đưa mắt nhìn quanh, khuôn mặt như đông cứng, mái tóc mới mấy tuần mà đã bạc trắng. Rồi anh nghẹn ngào: “Hôm trước nó nói với anh, ba thằng Vinh bạn nó làm phó chủ tịch quận nhưng ăn hối lộ, bị bắt rồi. Anh bảo con, bây giờ chuyện đó là bình thường, đi học đi, để cho ba làm việc. Nó nhìn anh như muốn nói điều gì nhưng anh xua tay bảo nó đi ra…”.
Nói đến đây anh bật khóc thành tiếng.
Yến, con bé giúp việc kể, hôm trước thấy nó đập bể con heo đất nên hỏi nó: “Em làm gì vậy?’. “Em đem cho đứa bạn em bị bệnh. Lớp đã đóng góp nhưng không đủ. Chị xếp tiền lại giúp em với”. Con bé phụ nó xếp những tờ giấy bạc được gấp lại nhỏ xíu. Đó là tiền tôi cho con để ăn sáng và tiêu vặt… “Nhiều quá, được hơn 3 triệu đó em. Nhưng không lẽ em cho bạn hết sao?”. Nó gật đầu: “Cho hết. Chớ để lại em cũng không biết tiêu xài gì. Mà em cũng không có cơ hội để xài đâu...”. Con bé giúp việc vẫn vô tư: “Nhưng năm nay em đã học lớp 12, em lớn rồi, cũng cần phải có chút ít tiền dằn túi chớ?”.“Em đã nói là em không có cơ hội để xài tiền nữa mà. Thôi, chị dọn cơm cho em ăn đi để em còn đi học thêm”.
“Cô biết không, lúc con dọn cơm cho em ăn, nó nói, lâu lắm rồi nó không được ăn cơm với ba má; không biết họ bận gì mà không chịu về nhà ăn cơm. Thấy nó buồn, con hỏi nó thích ăn gì để ngày mai con nấu nhưng nó bảo bây giờ ăn gì cũng không thấy ngon. Nó còn bảo chắc cô chú không thương nó nữa. Hôm đó, em ăn chưa được nửa chén cơm thì bảo no rồi. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt rồi thay đồ đi học thêm…”.
Lời kể của Yến và những dòng chữ nắn nót của con như có trăm ngàn mũi kim châm chích lòng tôi…
Cho đến cái hôm nó về trễ hơn mọi ngày. Nhưng tôi không bận tâm vì còn mãi chúi mũi tính toán... Hơn 11 giờ đêm, nó gõ cửa phòng mẹ: “Hôm trước con đập con heo, được hơn 3 triệu, con cho bạn chữa bệnh hết rồi”. “Trời đất! Sao con ngu dữ vậy? Ba má làm đầu tắt mặt tối kiếm từng đồng, từng xu, còn con hết lấy đồng hồ cho bạn, giờ lại đập heo.Thôi, về học đi, đừng có làm phiền má nữa. Bực mình quá!”- tôi nói như quát. Nhưng thằng nhỏ vẫn đứng ở cửa phòng nhìn mẹ. Hồi lâu sau, nó nhẹ nhàng khép cửa lại, tôi còn nghe nó lẩm bẩm: “Con đi ngủ đây. Sao má không chúc con ngủ ngon?”.
Sáng hôm sau, không thấy nó dậy sớm để đi học như mọi ngày, con bé giúp việc lên phòng gọi. Nhưng gọi mãi vẫn không thấy nó trả lời. Hoảng quá, Yến vừa đập cửa vừa kêu toáng lên: “Tuấn ơi, Tuấn ơi, mở cửa, mở cửa cho chị...”. Nghe ồn ào, tôi hé cửa phòng quát lên: “Có chuyện gì mà kêu la um sùm, không để cho ai ngủ nghê gì hết vậy?”. “Cô ơi, thằng Tuấn vẫn chưa thức. Con gọi từ nãy giờ nhưng nó không mở cửa”.
Tôi nhìn đồng hồ và giật mình: Đã gần 7 giờ sáng. Thằng bé chưa bao giờ dậy muộn hơn 5 giờ. Nó có thói quen dậy sớm, tập thể dục, tưới hoa rồi học bài. Sao bữa nay, tới giờ này vẫn chưa dậy? Tôi gọi con, lúc đầu nhỏ, sau to đến nỗi hàng xóm cũng nghe thấy. Nhưng cánh cửa vẫn im lìm, không ai mở được vì đã bị khóa trái. Đến khi mọi người phá được cửa xông vào thì thấy thằng bé lủng lẳng trên trần nhà... Tôi lao đến ôm chân con rồi ngất lịm...
Quyển nhật ký của nó ở trang cuối cùng vỏn vẹn một dòng: “Ba má không cần con nữa phải không?”. Câu hỏi đó như một lời trách móc, như một lời kết tội. Giờ đây, nó không thể nghe chúng tôi trả lời, rằng nó là tất cả lẽ sống của ba má, rằng nó ra đi là mang theo cả sự sống trong ngôi nhà này, rằng ba má thương yêu nó nhất trên đời, rằng ba má có thể đổi tất cả nhà cửa, xe cộ, địa vị, sự giàu sang để chỉ được nghe con gọi một lần “Má ơi, ba ơi...”.
Nhưng tất cả đã trở thành không thể......