Tứ sử Trung Quốc - Trọn bộ 4 bộ

1, [PDF] Sử ký | Tư Mã Thiên | Phan Ngọc dịch

Sử Ký (Trung văn phồn thể: 史記/史记; bính âm: Shǐjì), còn được gọi bằng tên Sách của ông Thái sử (太史公書, Thái sử công thư) là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này, có thể so sánh Tư Mã Thiên với Herodotus và Sử Ký với cuốn Historiai của ông (theo quan điểm người phương Tây).
Tên sách: Sử ký
Tác giả: Tư Mã Thiên
Dịch giả: Phan Ngọc
Đơn vị xuất bản: Nxb Văn học
Năm xuất bản: 2003
Số trang: 711
Định dạng: PDF


Giới thiệu

Đối với văn hoá thế giới, quyển Sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.

Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãmh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại. Không phải chỉ có thế, người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống. Họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình: “Một tập Ly tao không vần như lời đánh giá của Lỗ Tấn”.

Sử ký là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.
Sử ký Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt đối với văn hoá thế giới. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.

Sử ký Tư Mã Thiên là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãmh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại. Không phải chỉ có thế, người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống. Họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình: “Một tập Ly tao không vần như lời đánh giá của Lỗ Tấn”.
Sử ký Tư Mã Thiên gồm trên 526.000 chữ Hán (tức 130 thiên), làm cho nó dài gấp bốn lần cuốn Lịch sử chiến tranh Peloponnesus của Thucydides (mặc dù “Lịch sử chiến tranh Peloponnesus” được viết vào ba thế kỷ trước “Sử ký”) và thậm chí còn dài hơn Cựu Ước.
Tư Mã Thiên hình thành và sáng tác tác phẩm Sử ký Tư Mã Thiên trong các đơn vị độc lập. Bản thảo của ông được viết trên phiếu tre mà sau đó được lắp ráp thành bó nên rất tốn nhiều nguyên vật liệu. Ngay cả sau khi bản thảo được phép lưu hành hoặc được sao chép, tác phẩm sẽ được lưu hành theo kiểu bó phiếu tre hoặc các nhóm nhỏ. Endymion Wilkinson tính toán rằng Sử ký có khoảng 30 phiếu mỗi bó, tổng cộng là 466 bó, nên sẽ có tổng trọng lượng sẽ là 88-132 pound (40–60 kg). Cho đến mãi sau này, khi Sử ký được sao chép vào lụa, tác phẩm sẽ do đó đã rất khó để đọc và vận chuyển. Những bản sao sẽ có được bản văn không đáng tin cậy cho tới khi được in trên giấy Bản mẫu

Sử ký Tư Mã Thiên là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.




2, [PDF] Tam Quốc Chí | Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú giải | nhóm Bùi Thông, Phạm Mạnh Long dịch
Dù "Tam Quốc diễn nghĩa" đã quá nổi tiếng song vẫn là tác phẩm hư cấu. Một nhóm dịch giả cùng yêu thích thời đại Tam Quốc đã cùng chuyển ngữ "Tam Quốc chí" của Trần Thọ.

Đây là bộ sử liệu về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc, được Trần Thọ biên soạn vào thế kỷ thứ ba.

Tam quốc chí chính là nền tảng để hơn 1.000 năm sau, La Quán Trung xây dựng Tam quốc diễn nghĩa - một trong "tứ đại danh tác" của văn học cổ điển Trung Quốc.

Trong khi tiểu thuyết của La Quán Trung được viết với phương pháp "bảy thực ba hư", nhân vật bị cường điệu hóa theo quan điểm "ủng Lưu phản Tào", các tình tiết được thêm thắt, xáo trộn, Tam quốc chí là một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, chân thực về tình hình biến loạn của một thời kỳ, về các mưu mô tranh bá đồ vương của các thế lực quân phiệt, nỗi thống khổ của lê dân suốt trăm năm chiến loạn.

Trong Tam quốc chí có nhiều nhân vật lịch sử không được Tam quốc diễn nghĩa nhắc đến hoặc chỉ nói thoáng qua nhưng có tác động không nhỏ đến cảnh biến loạn của thời kỳ đó.

Độc giả Dũng Phan chia sẻ cuốn sách dịch ra đời đáp ứng mong mỏi của những người mê sử Tam quốc giữa bối cảnh Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã có ở khắp các hiệu sách. “Người yêu Tam quốc thường hay dùng câu: ‘Lấy chính sử làm xương cốt, lấy bàn luận làm da thịt, mà lấy cái lòng yêu Tam quốc diễn nghĩa làm hồn phách’. Xương cốt đó chính là cuốn sách này”.

Theo Dũng Phan, tác phẩm giúp người đọc trả lời các câu hỏi mà họ thắc mắc sau khi đọc Tam quốc diễn nghĩa, ví dụ: “Khổng Minh có đúng là thần như thế? Vì sao La Quán Trung dẫn dắt người ghét Tào Tháo nhưng người ta vẫn tôn trọng gã gian hùng này?”.

Việc biên dịch Tam quốc chí bắt đầu từ cách đây khoảng 10 năm, khởi nguồn từ thú vui của một nhóm bạn bè yêu thích thời đại Tam quốc. Sau khi dịch được khá nhiều bản thô, nhóm dịch thuật gồm Bùi Thông, Phạm Thành Long, Võ Hoàng Giang bắt đầu có ý định gom làm thành sách như một thú vui.

Khoảng cuối năm 2013, nhóm hoàn thành phần dịch thô, bắt đầu thống nhất cách thức, chú thích, cách phân đoạn, chỉnh lý ngữ nghĩa. Tác phẩm hoàn thành năm 2015.

Nhóm dịch thuật cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình dịch Tam quốc chí. Đây là một bộ cổ sử, viết bằng ngôn ngữ Hán cổ, rất khác Hán văn hiện đại. Ở Trung Quốc, các dịch giả nước này đã biên dịch thành các bản bạch thoại để phổ cập trong cộng đồng.

Khi dịch bộ sách này, ngoài bản gốc Hán văn cổ, nhóm dịch thuật phải sưu tầm rất nhiều tài liệu nói đến thời Tam quốc, các bản dịch bạch thoại... để đối chiếu. Mục tiêu của nhóm là truyền đạt đúng nội dung tác phẩm, biểu đạt ngôn ngữ chính xác, cố giữ nét văn cổ.

Bộ cổ sử có rất nhiều điển tích giải nghĩa lời nói, hành động của nhân vật hay lời bình phẩm của người viết sách về nhân vật. Điều này cũng được các dịch giả chú tâm biên dịch nhằm truyền tải nội dung ý văn đến độc giả.

ƯU Ý: ĐÂY LÀ BẢN SCAN VÀ ĐÁNH MÁY CHÍNH THỨC TỪ BỘ SÁCH TAM QUỐC CHÍ DO NHÓM BÙI THÔNG DỊCH, NXB VĂN HỌC XUẤT BẢN 2016. BẢO LƯU MỌI QUYỀN DO PBQP'S BLOGGER SCAN, ĐÁNH MÁY VÀ UPLOAD









3, [PDF] Hán Thư | Ban Cố | Chưa được dịch sang tiếng Việt
Hán thư (chữ Hán: 漢書/汉书; bính âm: Hànshū) là một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán từ năm 206 TCN đến năm 25. Đôi khi, sách này cũng được gọi là Tiền Hán thư để phân biệt với cuốn Hậu Hán thư, viết về giai đoạn Đông Hán từ năm 25 đến năm 220, được Phạm Diệp viết trong thế kỷ 5.

Cuốn sách này do Ban Bưu khởi xướng. Sau khi ông chết, người con trai cả Ban Cố tiếp tục hoàn thành cuốn sách, lên tới tổng số 100 quyển, và gồm nhiều bài luận về pháp luật, khoa học, địa lý, và văn chương.

Em gái út của Ban Cố là Ban Chiêu (còn gọi là Ban Cơ) cùng Mã Tục - người ở Phù Phong - đã hoàn thành tác phẩm năm 111, 19 năm sau khi ông chết trong ngục. Ban Chiêu và Mã Tục là người soạn thảo những quyển nhỏ từ 13-20 (tám biểu biên niên) và quyển 26 (thiên văn chí) được gộp trong tác phẩm đó. Giống như cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên; Trương Khiên, một vị tướng Trung Quốc nổi tiếng, đã tiến hành nhiều chuyến viễn du về phương tây là nguồn cung cấp thông tin chính cho những dữ liệu về văn hoá và kinh tế xã hội ở Tây Vực ở quyển 96 của bộ sách này.

SẼ UPLOAD VÀ CHIA SẺ SAU KHI CÓ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT TẠI VIỆT NAM

4, [PDF] Hậu Hán Thư | Phạm Diệp | Chưa được dịch sang tiếng Việt
Hậu Hán Thư (tiếng Trung Quốc: 後漢書/后汉书) là một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5, sử dụng một số cuốn sách sử và văn bản trước đó làm nguồn thông tin. Nó bao quát giai đoạn lịch sử Đông Hán từ năm 25 đến năm 220.

Cuốn sách này là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử cùng với các cuốn Sử ký Tư Mã Thiên, Hán Thư và Tam Quốc Chí. Phạm Việp đã sử dụng một số cuốn lịch sử trước đó, gồm cả những tác phẩm của Tư Mã Thiên và Ban Cố, và nhiều cuốn sử khác (một số cuốn có tên trùng với tác phẩm này như cuốn Hán sử của nhiều tác giả viết trong thế kỷ thứ 2 hay cuốn Hậu Hán sử của Viên Hoành từ thế kỷ thứ 4) đa số những cuốn đó không còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay. 30 quyển cuối cùng của cuốn sách, được lấy từ cuốn Tiếp nối Hán Thư (Tục Hán thư), một tác phẩm do Tư Mã Bưu (司馬彪) thực hiện ở thế kỷ thứ 3, đã được Lưu Chiêu (劉昭) gộp thêm vào ở thế kỷ thứ 6 khi ông thực hiện phần chú giải.


Cuốn "Tây Vực trường sử" (Sử vùng Tây Vực) do Ban Dũng (班勇) thực hiện một thời gian ngắn sau năm 127, dựa trên một phần những ghi chép của cha ông là Ban Siêu, là nguồn tư liệu chính về văn hoá và kinh tế xã hội của Tây Vực trong quyển 88 của cuốn sách này. Điều này khẳng định thêm rằng, chính Phạm Việp, người đã ghi chép ngắn gọn trong văn bản viết về những nguồn tài liệu của mình trong tập viết về Tây Vực với lời bình luận của ông ở cuối chương rằng ngày tháng trong đoạn về Tây Vực đó đã được sửa đổi, sử dụng ngày tháng khác biệt so với những cuốn sử trước đó, như thông tin của Ban Dũng.

SẼ UPLOAD VÀ CHIA SẺ SAU KHI CÓ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT TẠI VIỆT NAM

                                                                                  HẾT